Đôi khi phải cần đến sự kết hợp chặt chẽ giữa hành động và lời nói ,khiến cho giao tiếp thú vị hơn |
Trong đối nhân xử thế, chúng ta không thể dùng hình dạng để diễn tả hết những bức xúc của mình mà bắt buộc phải sử dụng đến lời nói. Ngôn ngữ chính là công cụ "Đặc Biệt" khiến cho con người và động vật khác hẳn với nhau, làm cho con người phân biệt được với nhau giữa trí tuệ cao thấp, nông nỗi và sâu sắc.
"Thủ Khẩu Như Bình, Phòng Ý Như Thành, Thị Phi chỉ vì đa khai khẩu, Phiền Não giai nhân cưỡng xuất đầu"Tức phải gìn giữ lời nói như cái Bình, đừng vô ý sẽ bị vỡ, phòng giữ ý tứ như thủ Thành trì, không để bị đánh phá. Tất cả những thị phi chỉ vì mở miệng nói quá nhiều mà thôi, đem đến phiền não cũng là bắt buộc phải đối phó vậy .
Lời nói ngọt ngào, khoan dung chắc chắn sẽ dễ khiến cho người khác nghe thấy êm tai. Mềm mỏng để thuyết phục người đã là một nghệ thuật nhưng xét trên khía cạnh giáo huấn thì trách mắng người khác cũng là cả một nghệ thuật phức tạp không kém. Không phải ai cũng có khả năng trách mắng người khác, nếu xử lý không khéo, không thuyết phục thì ngược lại sẽ bị người khác trách ngược trở lại với lời lẽ cũng chính đáng không kém. Cho nên muốn trách mắng người cần phải tuân theo 10 nguyên tắc sau :
1. Biết Người Biết Mình ;
Đánh người ta một quyền nên nghĩ tới việc bản thân mình có thể chịu được một quyền của người ta hay không ? Hãy nhớ xét lại "Xét Mình", lắm khi mình lại nhiều lỗi lầm hơn người ta thì vô tình tạo cơ hội cho người trách ngược lại thì thiệt bẽ mặt. Đương nhiên khéo léo một chút thì không ai dam phản công bằng cách ấy nhưng quá đà, ép người thì coi chừng chuốc tai họa.
2. Không lấy Mình Ra để So Sánh ;
Trách người bằng lý lẽ đạo đức, luân thường qui củ, luật lệ xã hội thì không ai cãi lại được. Nhưng đừng lấy mình ra làm "Gương" để trách mắng vì như thế chẳng những họ không phục mà còn có khi bị phản ứng dữ dội bởi sự tự ái và danh dự của mỗi người.
3. Nên Vừa Đủ ;
Tức là lúc nào đã đủ cho người bi mắng "Ngấm" thì ta nên dừng lại. Tùy theo đối tượng là người danh giá hay tầm thường, đầu óc nhận thức đến đâu mà sử dụng những lời lẽ trách mắng khác nhau sao cho "Phù Hợp". Ví dụ như một người có bằng cử nhân, làm việc cho một Cty, khi sai phạm trong công việc, ta chỉ cần gằn một câu về trách nhiệm và những tổn hại của Cty là đủ để Anh ta hối hận. Đối với những người này không nên trách mắng trước mặt những người khác vì đó chính là sự xúc phạm, Anh ta sẽ gân cổ lên cãi cho dù phải bị mất việc những vẫn tự hào là mình đúng, chính ta mới sai lầm đi áp bức người dưới quyền một cách vô lý.
Bản tính con người vốn rất thích bên vực kẻ yếu kém, nếu sự việc ầm ĩ lên chắc chắn mọi người sẽ nghiêng về kẻ bị trách mắng và ngấm ngầm chê bai ta ỷ vào quyền hành trong tay mà thôi.
Đối với người ít học, nhận thức kém thì lời trách mắng có thể nặng hơn 1 chút nhưng vẫn vừa đủ để anh ta "Thấm Thía" sai phạm của mình, dừng lại khi thích hợp.
4. Vừa Đánh Vừa Vuốt ;
Bạn có thể trách mắng trước nhưng sau đó nói vài lời độ lượng sẽ có tác dụng rất lớn.
5. Thái Độ Trấn Tĩnh ;
Không nên bồng bột, nóng nãy, chửi bới sỗ sàng mà nên lấy Tĩnh chế động. nắm được "Yếu Điểm" của đối phương và chỉ cần một nói nhẹ nhàng cũng đủ người khác thấm thía và khâm phục Bạn.
6. Dùng Lời Nhã Nhặn Nhưng Hàm Xúc
Tùy theo đối tượng mà suy tính để lời trách mắng nhẹ nhàng và hàm xúc. Phải làm cho khuôn mặt của đối phương đang nở nụ cười từ trắng chuyển sang đỏ, từ đỏ chuyển sang tái và cuối cùng là Xám, tức là càng nghĩ tới lời nói mình thì càng thấm thía và đau đớn sau khi hiểu ra những lời nói ấy.
7. Lùi 1 Bước Tiến 3 Bước :
Nếu cảm thấy mình đuối lý thì không ngại xin lỗi, tự hạ thấp minh để làm gương trước. Sau đó chỉnh đốn lại lý lẽ, nhắm vào sai sót của đối phương mà trách mắng, như vậy vừa quang minh chính đại vừa không cho đối phương có cơ hội công kích lại.
8. Mai Phục :
Biết trước và nói thẳng ra những lý lẽ mà anh ta định cãi lại thì chắc chắn Anh ta không còn cách nào khác mà trong lòng cảm thấy khâm phục Bạn và cúi đầu chịu lỗi.
9. Dùng Tính Hoài Nghi Để Cảnh Báo :
Chỉ nên sử dụng phương pháp này khi không còn cách tốt hơn bởi vì nó đòi hỏi tính logic, lý luận chặt chẽ từ những sai phạm nhỏ đến những sai phạm lớn hơn.
10. Viễn Giao Cận Công :
Không nên đưa câu chuyện đi quá xa mà chỉ nên tập trung vào vấn đề. Nếu không, sự việc sẽ rối tung lên, khó bề mà ứng phó.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét