Những Đức Tính Cần Rèn Luyện
Có nghĩa "Hãy Thứ Tha" |
Chữ Suy là một viên tướng nổi tiếng thời Đông Tấn. Một lần, Ông ngồi thuyền tiễn khách đến Triết Giang. Ban Đêm, Ông vào ngủ ở trong huyện đình Tiền Đường. Lúc đó, huyện lệnh Tiền Đường cũng vừa lúc đưa khách về đến Dinh. Viên Cai Đình do không biết Chữ Suy là ai nên đã đuổi ông ra ngoài để tiếp đãi huyện lệnh. Ở bên ngoài là phải chịu oan ức, người thông minh thì không biết buồn.
Chữ Suy rất hiểu và biết chuyện, lại có lòng khoan dung rộng lượng nên cho rằng viên Cai Đình làm vậy rất đúng với tâm lý thường ngày, rồi lẳng lặng thu dọn hành lý đến ngủ ở chuồng bò ven sông.
Không lâu sau, nước thủy triều Tiền Đường dâng lên. Huyện Lệnh tên là Trầm Xungnhìn thấy nước triều dâng đến chuồng bò, lại có cảm giác rất lạ về người khách, liền hỏi : Cai Đình không dám giấu, cho biết mọi việc. Trầm Xung lúc đó hơi say rượu nên muốn đùa chơi nên gọi lớn : " Này người phương bắc kia, đến đây, nếu báo tên thì có chút bánh để ăn đấy !"
Chữ Suy địa vị tuy không cao nhưng cũng là một nhân vật có tên tuổi, bị kẻ khác khinh thường, đem ra làm trò đùa. Trong lòng không vui nhưng nghĩ đến đại cuộc nhiều hơn bản thân nên ông vẫn lễ phép trả lời : "Tôi tên Chữ Suy, làm quan ở Hà Nam" Ông không nhắc gì đến chuyện bị đuổi khỏi đình nhưng cũng khiến Trầm Xung chết lặng bởi vì Ông đã biết đến tên tuổi Chữ Suy từ lâu. Biết được sự thật, Trầm Xung chỉ muốn Chữ Suy mắng nhiếc mình và viên Cai Đình một cách thậm tệ, lúc ấy ông mới có cơ hội rút khỏi tình huống khó xử này. Thế nhưng, Chữ Suy chỉ đứng một bên không nói gì cả. Trầm Xung muốn đánh roi tên Cai Đình cũng bị ông ngăn lại. Trầm Xung chỉ còn cách sai thủ hạ đi giết gà, mổ Dê làm một bữa tiệc thịnh soạn khoản đãi Chữ Suy, xin Chữ Suy xá tội cho. Chữ Suy lúc đó mới nhận lời.
Thái độ dễ dàng ấy khiến Trầm Xung tưởng rằng Chữ Suy nhất định có toan tính trừng phạt gì ghê gớm nhưng lại không dám mở miệng hỏi thẳng, chỉ biết sợ hãi rót rượu hầu Chữ Suy một cách kính cẩn. Có người gọi cách làm của Chữ Suy là: "Bì Lí Xuân Thu" có nghĩa "Dù trong lòng có suy nghĩ và đánh giá thế nào đó về người khác, nhưng không bao giờ nói ra. Trong lòng đã nhận ra rõ trái phải nhưng cũng không tùy ý chê bai người khác"
Chữ Suy hiểu rõ rằng: đối đầu với người khác cũng chính là đối đầu với mình. Hơn nữa, người xưa đã từng dạy "Đại Nhân không bao giờ tính toán với kẻ tiểu nhân" Nếu làm rõ thì phân được cao thấp nhưng không có tác dụng gì. Chi bằng sử dụng lòng khoan dung đức độ thì bài học ấy sẽ "Nhớ Đời" hơn. Hơn nữa, còn thưởng thức được bữa tiệc ê chề kia trong lúc đói lòng, đêm sương gió rét. Chẳng sướng khoái hơn hay sao?
Rõ ràng trong nhiều trường hợp "Bất Đắc Dĩ" gặp phải nhục nhã do người khác vô tình gây nên, người ta cần phải rộng lượng một chút. Và nếu như xem tất cả sự nhục nhã đều do "Vô Tình" thì con người sẽ nhẹ hận thù đi rất nhiều. Ngược lại, nếu chúng ta là người coi trọng tự ái, đánh giá sự nhục nhã quá lớn, vừa nhận được một chút đả kích đã không chịu nổi, hỉ nộ ái ố đều hiện hết lên mặt và sự việc "Ăn miếng trả miếng" sẽ xảy ra. Những người như vậy sẽ không bao giờ làm nên chuyện lớn mà còn bị người khác chê cười là không rộng lượng.
Tóm lại, Cá tính "Rộng lượng đức độ" chính là võ khí lợi hại nhất của trí tuệ trong Nghệ Thuật Đắc Nhân Tâm.
Hãy nhớ lấy câu nói của ông Nhạc Thánh Đế :
"Bớt của người mà thêm của mình, điều này nên tự cấm mình. Dù làm điều thiện nhỏ nhoi cũng nên tính toán có lợi cho người. Dù làm điều ác nhỏ nhoi cũng nên khuyên người đừng làm"
Hoặc câu của Mạnh Tử :
"Lấy sức mạnh để phục người thì người không tâm phục thật sự, bởi vì sức không chống lại được mà thôi. Lấy đức để phục người thì trong lòng người vui vẻ mà nghe theo thật sự vậy"
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét