Đối nhân xử thế
Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý
Trong giao tiếp giữa người và người có nhiều vấn đề rất phức tạp mà người khéo léo xử lý các vấn đề giao tiếp được phù hợp, được lòng người thì thật hiếm hoi. Có những tình huống không biết phải ứng phó như thế nào luôn xuất hiện ở xung quanh ta. Nếu như chúng ta không có sự chuẩn bị sẵn, không có lòng quyết tâm thì chắc chắn không thể ứng phó với những tình huống bất ngờ một cách trọn vẹn.
Tình bạn hữu với nhau nếu như phải kiên quyết từ chối thì dĩ nhiên sẽ không thể tránh khỏi những sứt mẻ tình cảm, là người vô tình vô nghĩa. Nhưng biết mình “Lực bất tòng tâm” mà miễn cưỡng đồng ý, không thể thực hiện lời hứa nhưng lại không thẳng thắn nói ra, cứ hẹn lần hẹn mãi mới kết thúc thì càng tệ hại hơn mà thôi, thậm chí còn mang thù chuốc oán.
Kiên quyết nói “Không” chắc chắn sẽ có những bất mãn nhưng không thực hiện được lời hứa của mình thì chỉ làm cho mối quan hệ giao tiếp càng thêm căng thẳng mà thôi. Như vậy chẳng phải là “Lợi bất cập hại” hay sao ?
Vậy đối với những việc nhất thiết phải từ chối ngay thì ta phải làm sao đây ? Chỉ cần một chút dũng cảm và trí tuệ thì Ta sẽ vượt qua một cách nhẹ nhàng, êm thấm. Vết thương tuy có đau nhưng rất mau lành, còn hơn để nó âm ỉ sưng nhức nhiều ngày.
Trong lịch sử Trung Quốc có nhiều câu chuyện khuyên răn về vấn đề “
Khi cần nói không đúng lúc” nhưng ít người “
Nhập Tâm” ý nghĩa của nó. Minh chứng là câu chuyện “
Viên Ngọc quý” ở nước
Ngu thời Tam Quốc như sau :
- Ngu Thúc có viên ngọc quý làm gia bảo. Vua là Ngu Công nghe lời nịnh thần sai người đến xin. Ngu Thúc tuy rằng tiếc rẻ nhưng nghĩ bụng “Kẻ thường dân vốn không có tội gì, chỉ vì có ngọc bích mà thành trọng tội” thì không đáng, nên sai người mang ngọc dâng tặng cho Vua. Chẳng ngờ chưa thỏa mãn, Ngu Công lại nghe nói Ngu Thúc có thanh bảo kiếm truyền đời liền sai người lấy nốt. Ngu Thúc tức giận nói : “Ngu Công lòng tham vô đáy” như thế tất có ngày hắn sẽ hại đến thân ta. Nói xong, Ngu Thúc tập họp hết quân sĩ tiến đánh Ngu Công. Vốn không được lòng người, không ai tận lực nên rốt cuộc Ngu Công thua trận, bỏ chạy ra đất Cung Trì.
- Ngu Thúc đúng là tài trí, lý luận đúng đắn nhưng cách suy nghĩ vẫn còn thiếu sâu sắc. Nếu ngay từ đầu, Ngu Thúc biết khéo léo hơn, từ chối với lý lẽ Ngọc là vật gia bảo rồi dùng cái quý giá khác bù lại thì có lẽ tình thế đã khác. Tuy Ngu Công sẽ tức giận nhưng sẽ được giải trừ, còn hơn để lòng tham tăng dần. Ngu Thúc chỉ vì không biết nói “Không” đúng lúc cần thiết nên rốt cuộc nước Ngu phải lâm vào đại loạn, cốt nhục tương tàn.
Cần phải nhận định rõ ràng : “Từ chối” hay nói “Không”. Điều quan trọng là phải nói rõ nguyên nhân không thể đáp ứng để tránh bị hiểu lầm và thái độ từ chối quyết đoán của ta nhất thiết phải trình tự, hợp tình hợp lý.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét