Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý
Hãy luôn tự soi lại mình cũng như biết cách thắp sáng hi vọng trở lại |
- Trên thế gian này, con người không ai không khỏi phạm phải những sai lầm. Ngay cả con voi to lớn, vững vàng thế kia cũng có lúc bị ngã. Nếu như muốn tránh những sai lầm ấy bằng cách không làm gì cả thì đó lại là sai lầm cơ bản nhất trong đời người. Vì vậy, chúng ta cần phải sửa soạn tâm lý một khi phạm phải sai lầm và cả tâm lý phục thiện bằng cách :
- Tự kiểm lại mình mỗi khi hành xử xong một việc gì đó là một đức tính tốt, giúp con người nhận ra được những sai lầm mà khi hành xử đã sai sót. Tuy nhiên, biết mình làm sai nhưng có chịu hối hận, có tỉnh ngộ và tư hoàn thiện hay không lại là một điều khó. Đối với nhiều người, vì bản chất tự tôn: “Trách người thì dễ nhưng trách mình lại khó”.
Trong sách Cảnh Hành Lục có viết :
“Tự yêu mình thì chưa chắc đã thành người tốt, nhưng nếu tự khinh mình tất là người tự lừa dối mình vậy” |
Chính là muốn khuyên răn con người đừng bao giờ tự lừa dối bản thân. Thực tế trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người nhận ra lỗi lầm nhưng lại “Chủ Quan” dùng lý lẽ nào đó để tự biện hộ rồi “Sung sướng” hưởng thụ thành quả không chính đáng đó. Chính họ đã tự lừa dối bản thân mình thì làm sao mà còn tự trách được mình ? Họ sẽ không bao giờ nhận ra tính cách biết sửa đổi những lỗi lầm của mình là không gì phải hổ thẹn mà còn có lợi ích rất nhiều, bởi đó chính là một động lực để có thể phát triển nhân cách hoàn hảo.
Nếu không tự kiểm tra lại mình, chúng ta sẽ không biết được những khuyết điểm, thiếu xót của chính bản thân mình. Không hối hận, phục thiện, chấp nhận sửa đổi sai lầm thì sẽ không tiến bộ được. Tuy nhiên sự hối hận cũng nên dừng ở mức độ vừa phải, đừng quá lố sẽ biến thành con người bi quan vì suốt đời phải “Bị lương tâm cắn rứt”, không thể nào làm được việc gì dứt khoát nữa.
Bài học nào cũng có “Cái giá” của nó và Ta đừng vì thế mà tự trách mình quá đáng. Khi Ta biết được sự hối hận và sự tự trách đã đi quá xa thì hãy tin tưởng rằng mình có thể khống chế bằng cách hãy tự nói với mình : “Hãy mau chóng dừng lại mọi sự trách cứ của bản thân bởi vì đó là một loại bệnh về tinh thần, lấy hành động nào đó bù đắp lại sai lầm còn hơn là cứ ngồi mà tự trách mình…”
Khi làm sai mà không hối hận, sửa đổi thì đó là người xấu. Còn biết hối hận và thay đổi thì đó là người Tốt.Đức Phật thường khuyên :
“Đồ tể biết buông đao xuống tức sẽ thành Phật” |
Rõ ràng những chuyện đã qua thì không thể nào quay lại được. Chúng ta đừng nên “Than thân trách phận” rồi bỏ qua, lỗi lầm ấy không vì thế mà bù đắp lại được. Chi bằng ta hãy tìm một việc gì khác có ý nghĩa hơn để bù đắp, có phải là tốt hơn không ?
Người có tinh thần mạnh mẽ, thích cuộc sống đạo đức nhưng vô tình phạm phải sai lầm to tát nào đó thì rất dễ từ sự tự trách dẫn đến tự ti, làm cho con người thoái hóa về tinh thần, mất đi sự tự tin vào chính mình và rất dễ nảy sinh sự hoài nghi đối với tất cả những người xung quanh.Giống như lời giảng của vị cao tăng :
“Vốn dĩ trong cuộc sống con người là chẳng có chuyện gì. Mọi ưu phiền đều do con người tự nghĩ ra, tự lấy phiền não trói buộc mình mà thôi” |
Lòng tự tôn thì ai ai cũng có, nhưng không có sự tự tin làm nền tảng sẽ khiến người ta trở nên kiêu ngạo hoặc là quá mẫn cảm, dẫn đến cái nhìn thù địch và thái độ bất hợp tác của mọi người xung quanh mà thôi. Để thỏa mãn lòng tự tôn, chỉ có thể thực hiện với bản thân là phải gảm bớt phần "không bằng người khác". Đương nhiên, muốn làm người tốt thì được người quí mến nhưng cũng không nên “Tốt” đến mức quên mình, càng không nên hi vọng mình tốt đến không có khuyết điểm nào. Chúng ta chỉ cần sửa soạn tâm lý sửa sai một khi phạm lỗi thì chẳng bao lâu Ta sẽ trở thành một người có nhân cách đạo đức trong xã hội mà thôi.
Một người tốt kiện toàn nên làm những gì nên làm, nên nói những gì cần nói. Mọi việc chỉ yêu cầu sự hợp tình hợp lý là đủ rồi. Tuy nhiên, phạm sai lầm mà không rủ bỏ được sự tự trách hoặc không chịu hối hận thay đổi cũng là một sự ngược đãi đối với bản thân mình.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét