Ads 468x60px

AddThis

Mạng Xã Hội

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Nghệ thuật dùng người

Đối nhân xử thế
Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý

  Vào thời Tam Quốc có một câu chuyện sau :

Phùng Dị là một vị Tướng dưới quyền Lưu Tú, Ông không chỉ là một vị anh hùng thiện chiến mà còn là một vị Tướng rất trung thành, cao thượng. Khi Lưu Tú chuyển hướng đánh Hà Bắc, tình hình rất khó khăn và nguy hiểm. Trong một lần hành quân, đạn hết lương cạn, vừa đói vừa rét. Lưu Tú vượt qua được hoàn cảnh này chính là nhờ Phùng Dị thường dâng cháo đậu cơm gạo và cũng chính Ông là người đầu tiên khuyên Lưu Tú đứng lên xưng Đế.
Phùng Dị có sách lược cầm quân nhưng bản tính lại khiêm tốn. Mỗi khi các Tướng Quân tụ họp khoa trương công lao của mình thì Ông chỉ ngồi ẩn mình dưới gốc cây lớn. Vì vậy, mọi người gọi ông là “Đại Thụ Tướng Quân”.
Phùng Dị chiến đấu lâu dài ở Hà Bắc, Quan Trung. Chiếm được cảm tình của người dân, trở thành lá chắn quan trọng của Lưu Tú ở phía Tây Bắc. Điều này khiến cho các Quan trong triều ghen tức nên thường dâng sớ lên Vua tố cáo Phùng Dị đã chiếm cứ Quan Trung, chém giết quan sứ, uy quyền rất lớn, thu phục lòng dân, nên mọi người đều gọi Ông là Hàm Dương Vương. 
Phùng Dị cũng không yên tâm khi bản thân đã nắm giữ binh quyền quá lâu, xa rời triều đình nên nhiều lần gửi tấu xin được trở về Lạc Dương để tránh sự đố kỵ của gian thần và sự nghi ngờ của nhà Vua. Lưu Tú quả thực cũng không yên tâm với Phùng Dị nhưng vùng Tây Bắc lại không thể thiếu một người như Phùng Dị được. 
 Để giải tỏa sự lo lắng của Phùng Dị, Lưu Tú bèn gửi bức mật thư tố cáo của gian thần cho Phùng Dị. Chiêu này của Lưu Tú quả thực vô cùng sáng suốt, vừa có thể giải thích được sự tin tưởng của Lưu Tú đối với Phùng Dị lại vừa ngầm thể hiện rằng triều đình đã có sự phòng bị. Ân uy song hành, khiến cho Phùng Dị vội vàng gửi tấu thể hiện lòng trung thành của mình mà hết lời thề thốt. Lúc này, Lưu Tú mới gửi thư đáp lại :
Tướng quân và Tôi, nói về mặt công là quân thần, nói về mặt tư là Phụ Tử. Lẽ nào Tôi lại nghi ngờ đến Tướng Quân sao ? Tướng Quân cần gì phải lo lắng như thế !!” 
Khi xử lý các bức mật thư tố cáo, nhà Vua chỉ thể hiện ra thái độ không nghi ngờ mà thôi, nhưng mục đích thực sự vẫn là ngầm biểu thị cho các đại thần biết : “Ta đã chú ý đến ngươi rồi, ngươi chớ có coi thường ta”. Đúng là một mũi tên trúng hai đích, thật là cao minh. 
Một nhà chính trị mưu lược thường có khả năng xử lý khéo léo. Thể hiện thái độ dùng người không nghi ngờ của mình khiến cho người bị nghi ngờ không nghi ngờ nữa mà càng trung thành với mình hơn. 

  Nghệ thuật dùng người được các cổ nhân rất coi trọng và thường ghi lại những câu chuyện minh chứng rất sinh động, thí dụ như chuyện nuôi Báo để bắt chuột của Y Vu Cao : 
Y Vu Cao nghe nói Vĩ Thiếu Thị nuôi được một con Báo rất giỏi bắt thú. Ông liền dùng một đôi Ngọc Bích trắng đổi lấy con Báo đấy. Sau đó dùng xích đẹp và cho Báo ăn thịt tươi mỗi ngày. Nhưng con Báo ấy chẳng hề nhúc nhích hay tỏ ra gì là mãnh thú mỗi khi có con chuột chạy ngang qua. Việc này đã làm cho Y Vu Cao rất tức giận. Ông dùng thừng quật cho con Báo một trận rồi nhốt vào củi, mỗi ngày chỉ cho ăn một ít bã rượu.
Nghe được chuyện, Bạn ông là An Kỳ Tử đã trách ông rằng :
Tôi nghe nói bảo kiếm Cự Khuyết sắc nhọn thật nhưng nếu dùng để khâu giày thì không bằng một cây dùi. Gấm vóc Lụa Là tuy đẹp thật nhưng nếu dùng để rửa mặt lại không bằng một phân vải thô. Loài Báo tuy hung mãnh thật nhưng lại không bắt chuột giỏi bằng Mèo. Thế ông muốn bắt chuột thì Tại sao ông không dùng Mèo, cớ sao lại dùng Báo làm gì ? 
  Lúc này Y Vu Cao mới tỉnh ngộ ra, sau đó đem Mèo về nhà bắt chuột. Còn Báo thì Ông thả đi bắt dã thú ...

"DÙNG NGƯỜI THÌ NÊN TIN, KHÔNG TIN THÌ ĐỪNG DÙNG"

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét

 
| Visit catba | | Catba tour | | Catba Travel | | Halong Bay | | Halong Bay Boat | | Halong Bay One Day| | Halong Bay Travel| | Halong Tour| | Hanoi Hotel| | Hochiminh City| | Saigon Hotel| | Sapa Tour| | Sapa Tour| | Sapa Travel| | Vietnam Package Travel| | Vietnam Package Travel| | Vietnam Tour| | Vietnam Travel| | Vietnam Visa| | Visit Halong| | Visit Sapa| | Visit Vietnam|