Ads 468x60px

AddThis

Mạng Xã Hội

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Nghệ thuật dùng người

Đối nhân xử thế
Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý

  Vào thời Tam Quốc có một câu chuyện sau :

Phùng Dị là một vị Tướng dưới quyền Lưu Tú, Ông không chỉ là một vị anh hùng thiện chiến mà còn là một vị Tướng rất trung thành, cao thượng. Khi Lưu Tú chuyển hướng đánh Hà Bắc, tình hình rất khó khăn và nguy hiểm. Trong một lần hành quân, đạn hết lương cạn, vừa đói vừa rét. Lưu Tú vượt qua được hoàn cảnh này chính là nhờ Phùng Dị thường dâng cháo đậu cơm gạo và cũng chính Ông là người đầu tiên khuyên Lưu Tú đứng lên xưng Đế.
Phùng Dị có sách lược cầm quân nhưng bản tính lại khiêm tốn. Mỗi khi các Tướng Quân tụ họp khoa trương công lao của mình thì Ông chỉ ngồi ẩn mình dưới gốc cây lớn. Vì vậy, mọi người gọi ông là “Đại Thụ Tướng Quân”.
Phùng Dị chiến đấu lâu dài ở Hà Bắc, Quan Trung. Chiếm được cảm tình của người dân, trở thành lá chắn quan trọng của Lưu Tú ở phía Tây Bắc. Điều này khiến cho các Quan trong triều ghen tức nên thường dâng sớ lên Vua tố cáo Phùng Dị đã chiếm cứ Quan Trung, chém giết quan sứ, uy quyền rất lớn, thu phục lòng dân, nên mọi người đều gọi Ông là Hàm Dương Vương. 
Phùng Dị cũng không yên tâm khi bản thân đã nắm giữ binh quyền quá lâu, xa rời triều đình nên nhiều lần gửi tấu xin được trở về Lạc Dương để tránh sự đố kỵ của gian thần và sự nghi ngờ của nhà Vua. Lưu Tú quả thực cũng không yên tâm với Phùng Dị nhưng vùng Tây Bắc lại không thể thiếu một người như Phùng Dị được. 
 Để giải tỏa sự lo lắng của Phùng Dị, Lưu Tú bèn gửi bức mật thư tố cáo của gian thần cho Phùng Dị. Chiêu này của Lưu Tú quả thực vô cùng sáng suốt, vừa có thể giải thích được sự tin tưởng của Lưu Tú đối với Phùng Dị lại vừa ngầm thể hiện rằng triều đình đã có sự phòng bị. Ân uy song hành, khiến cho Phùng Dị vội vàng gửi tấu thể hiện lòng trung thành của mình mà hết lời thề thốt. Lúc này, Lưu Tú mới gửi thư đáp lại :
Tướng quân và Tôi, nói về mặt công là quân thần, nói về mặt tư là Phụ Tử. Lẽ nào Tôi lại nghi ngờ đến Tướng Quân sao ? Tướng Quân cần gì phải lo lắng như thế !!” 
Khi xử lý các bức mật thư tố cáo, nhà Vua chỉ thể hiện ra thái độ không nghi ngờ mà thôi, nhưng mục đích thực sự vẫn là ngầm biểu thị cho các đại thần biết : “Ta đã chú ý đến ngươi rồi, ngươi chớ có coi thường ta”. Đúng là một mũi tên trúng hai đích, thật là cao minh. 
Một nhà chính trị mưu lược thường có khả năng xử lý khéo léo. Thể hiện thái độ dùng người không nghi ngờ của mình khiến cho người bị nghi ngờ không nghi ngờ nữa mà càng trung thành với mình hơn. 

  Nghệ thuật dùng người được các cổ nhân rất coi trọng và thường ghi lại những câu chuyện minh chứng rất sinh động, thí dụ như chuyện nuôi Báo để bắt chuột của Y Vu Cao : 
Y Vu Cao nghe nói Vĩ Thiếu Thị nuôi được một con Báo rất giỏi bắt thú. Ông liền dùng một đôi Ngọc Bích trắng đổi lấy con Báo đấy. Sau đó dùng xích đẹp và cho Báo ăn thịt tươi mỗi ngày. Nhưng con Báo ấy chẳng hề nhúc nhích hay tỏ ra gì là mãnh thú mỗi khi có con chuột chạy ngang qua. Việc này đã làm cho Y Vu Cao rất tức giận. Ông dùng thừng quật cho con Báo một trận rồi nhốt vào củi, mỗi ngày chỉ cho ăn một ít bã rượu.
Nghe được chuyện, Bạn ông là An Kỳ Tử đã trách ông rằng :
Tôi nghe nói bảo kiếm Cự Khuyết sắc nhọn thật nhưng nếu dùng để khâu giày thì không bằng một cây dùi. Gấm vóc Lụa Là tuy đẹp thật nhưng nếu dùng để rửa mặt lại không bằng một phân vải thô. Loài Báo tuy hung mãnh thật nhưng lại không bắt chuột giỏi bằng Mèo. Thế ông muốn bắt chuột thì Tại sao ông không dùng Mèo, cớ sao lại dùng Báo làm gì ? 
  Lúc này Y Vu Cao mới tỉnh ngộ ra, sau đó đem Mèo về nhà bắt chuột. Còn Báo thì Ông thả đi bắt dã thú ...

"DÙNG NGƯỜI THÌ NÊN TIN, KHÔNG TIN THÌ ĐỪNG DÙNG"

Giả ngây dại nhưng không điên

Đối nhân xử thế
 Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý


Khổ Nhục kế : "Giả Si Bất Điên"
  Đây là một trong 36 kế sách “Giả Si Bất Điên” của người xưa. Rất ít người sử dụng được kế sách này. Nhưng nếu áp dụng được thì sẽ thành công rất lớn như Tư Mã Ý,Tôn Tẩn v.v..
Kẻ ngây ngô là người có đầu óc không bình thường. Thiếu nhận thức về bất cứ những gì diễn ra xung quanh. Còn kẻ điên thì hoàn toàn mất suy nghĩ, Tinh thần hoạt động hỗn loạn trong não bộ. Do đó, giả ngây dại”  “không điên” là rất khó. Bởi vì ngoài mặt thì giả vờ ngốc nghếch, ngu đần nhưng bên trong tinh thần thì phải hết sức tỉnh táo mới được, nhất định không để lộ ra một chút sơ hở để phù hợp với hoàn cảnh. 
Phương pháp này chỉ chủ yếu áp dụng cho tình hình chính trị hay trong đại sự mà thôi. Khi tình thế bất lợi đến, ngoài mặt phải giả ngu dại để che giấu mưu đồ thật sự, tránh sự cảnh giác và mưu hại của đối phương, chờ thời cơ đến để quật khởi. 
Năm 239 công nguyên. Ngụy Thiếu Đế Tào Phương giao toàn quyền cho Tào Sảng thu hết quyền bính của Tư Mã Ý. Tuy rất không vừa ý nhưng "lực bất tòng tâm". Để tránh Tào Sảng sát hại đồng thời để ẩn mình chờ thời nên Tư Mã Ý cáo bệnh ở nhà. Tuy vậy, Tào Sảng không tin nên phái người tên Lý Thắng đến dò xét thực hư. Đoán trước được, Tư Mã Ý đã lập tâm “Giả ngây dại mà không điên”. Vì vậy khi Lý Thắng đến thì thấy Tư Mã Ý đang nằm trên giường, thân thể suy nhược, cặp mắt lờ đờ. Hai thị tì phải vực dậy, nhẹ nhàng bón cháo vậy mà Tư Mã Ý vẫn không ăn gọn được, rung lẫy bẫy, cháo vãi đầy ngực. Khi nói chuyện, Ông còn giả vờ rên rỉ không nói nên lời. Lý Thắng đem tất cả mọi điều về thuật lại cho Tào Sảng nghe, đồng thời nói : “Tư Mã Ý chỉ là một cái xác còn lại chút hơi thở cuối cùng mà thôi, thần thái đã lìa khỏi xác, đại nhân không phải có bất kỳ lo lắng gì về ông ta nữa đâu”. Tào Sảng khi nghe Tư Mã Ý sắp lìa đời thì rất yên tâm nên không còn đề phòng gì đến ông ta nữa. Nhân sơ hở này Tư Mã Ý gấp rút chuẩn bị lực lượng. 
Tháng 1 năm 249 Công Nguyên, Tào Phương cùng các anh em và thân tính Tào Sảng đi du ngoạn ở Cao Bình. Tư Mã Ý thừa cơ phát động binh biến trong triều, phế bỏ và xử tử anh em Tào Sảng. 
Khi Triều Minh mới thành lập. Để gìn giữ giang sơn, Chu Nguyên Chương đã lập ra những hình phạt nghiêm khắc, tàn khốc chưa từng có trong lịch sử đối với những tham quan ô lại. Ngự Sử Viên Khải cũng là một trong số đó. Chu Nguyên Chương nói rằng: "điên thì không sợ đau" liền sai người dung dùi gỗ đâm vào da thịt. Tuy rất đau nhưng Viên Khải cắn răng không hề kêu la. Khi trở về nhà, Viên Khải lại còn dùng xích sắt tự buộc cổ mình, nói toàn những lời điên dại. Vẫn không tin,Vua lại cho người đi thẩm tra thêm, Viên Khải trợn mắt nhìn người đến mà hát bài “Trời Cao” rồi leo bờ rào vừa hát vừa nhặt phân chó mà ăn. Nghe thuật lại, Chu Nguyên Chương mới thôi không truy cứu nữa.  
Trên thực tế, Vua đã bị lừa bởi vì Viên Khải đoán được Vua thể nào cũng sai người đến thăm dò nên đã âm thầm dùng bột sắn với đường vo lại thành phân rồi vãi quanh bờ rào. Khi người của Vua đến,Viên Khải bèn ăn ngồm ngoàm có vẻ rất ngon lành, nhờ vậy mới cứu được tính mạng ông.

Ứng xử phải phù hợp

Đối nhân xử thế
Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý
Con người sống ở đời cần phải đối phó với rất nhiều loại người, nhiều tính cách xấu tốt khác nhau. Do đó, chúng ta không thể chỉ dùng có một cách ứng xử duy nhất mà cần nhất là sự linh hoạt, không câu nệ phương pháp nhưng tốt nhất là nên vừa dụng Văn vừa dụng Võ, vừa Nhu vừa Cương, vừa dùng ân lại vừa dùng uy, tùy theo hoàn cảnh mà áp dụng. Nếu kết hợp được những yếu tố đó ta mới có thể đạt được kết quả mong muốn một cách hoàn hảo.
Đối xử với người quá khoan hậu, dễ dãi thì sự ràng buộc, chế ước sẽ không chặt chẽ. Kết quả sẽ không tốt. Mà nếu nghiêm khắc quá sẽ làm người khác nản lòng, oán hận, không hết lòng vì công việc. Có lợi tất sẽ có hại, cả hai đều không thể tương đồng. Người khôn ngoan thấu hiểu được đạo lý này và để tránh khỏi mối nguy hại thì họ không bao giờ dùng dằng ở giữa mà rất khôn khéo hình thành nên hai tính cách khác nhau trong một con người họ. Lúc là người mạnh mẽ cứng rắn, lúc là người mềm dẻo nhu hòa. 
Những người khôn ngoan thì giống như những diễn viên xuất sắc, căn cứ theo vai diễn mà biến tấu khác nhau. Hôm nay là ôn nhu thuần hậu, ngày mai đã là một võ tướng sát khí đằng đằng. Việc ứng xử phù hợp với môi trường hoàn cảnh hết sức quan trọng. Nếu không phù hợp nhiều lúc còn mang đến tác hại cho mình và cho người khác. 
Trong lịch sự có không ít ví dụ về những bậc cao thủ như thế :

  Thừa tướng Đông Ngụy là Cao Hoan độc nắm quyền bính trong triều. Trước khi mất, Ông gọi con trai của mình là Cao Trừng đến bên giường nói rất nhiều về việc sắp xếp nhân sự để phò tá cho con trai lập nên nghiệp bá, Ông đặc biệt nhấn mạnh Mục Dung Thiệu Tông là người có thể hòa hợp lòng người. Ông Khuyên Con : 
“Ta vốn không dùng ông ta là vì muốn để lại cho ngươi. Ông ta vốn lạnh lùng ác nghiệt, không cân nhắc người hiền tài nên có lợi cho gia tộc họ Cao, mục đích là để lại địa vị này cho con trai mình làm, vì thế Ngươi cần phải chú ý mà đối xử cho phù hợp”. 
Sau khi Cao Trừng thay cha, theo phương châm đã định sẵn, ban cho Mục Dung Thiệu Tông quan cao lộc hậu, đối xử rất trọng vọng khiến Mục Dung Thiệu Tông cảm động vô cùng mà hết lòng phụng sự người chủ trẻ tuổi.

Minh Thái Tổ - Chu Nguyên Chương
  Chu Nguyên Chương khi lên ngôi cũng có ý như vậy nhưng con trưởng lại rất nhân từ. Cậu thấy cha mình tàn sát mạnh tay, giết hại nhiều vị công thần khai quốc nên thường khuyên can. Để dạy con, một hôm Chu Nguyên Chương chuẩn bị sẵn một cây gỗ đầy gai, vứt xuống đất, bảo con trai nhặt lên. Thái Tử lúng túng biết rất khó, lay hoay mãi mà chưa biết làm thế nào. Chu Nguyên Chương đắc ý dạy rằng : "Con không cầm lên được là vì nó có quá nhiều gai góc. Để ta gọt hết gai đi cho con, sau đó đưa cho con, như thế không tốt hơn sao ? Những người ta giết hôm nay đều là những người nguy hiểm nhất thiên hạ, có hại cho con. Loại trừ những người này đi, để lại một giang sơn ổn định, đây là phúc phận của con".
 Lời lẽ rõ ràng như thế nhưng Thái Tử quá nhu nhược và hiền từ nên không lĩnh ngộ nổi, còn nói : "Con muốn học vua Nghiêu, vua Thuấn"
Câu này nghe rất phải nhưng Chu Nguyên Chương nghe thì rất không hài lòng. Về sau người con chưa kịp đăng cơ đã chết, khi cháu trưởng của Chu Nguyên Chương lớn không thì nhân tài trong triều đã bị giết sạch, không thể tìm đâu ra ai có thể phò giúp Chu Đệ. Chu Doãn Văn cũng chỉ cầm quyền chính trong một thời gian ngắn, sau này lạc mất tông tích không biết đi đâu.
Sự lạnh lùng tàn ác của Chu Nguyên Chương đã qua đi mà bộ mặt nhân hậu khoan dung phía sau không cất lên được. Do đó, có thể thấy giữa sự lạnh lùng và khoan hậu là cả một nghệ thuật, muốn diễn tốt, phải mất nhiều công sức. Đúng là khó tìm được một người ngồi trên cao mà có lòng nhân hậu như Thái Tử nhưng chỉ có thề áp dụng cho những sinh hoạt xã hội bình thường hoặc lĩnh vực khác, riêng chính trị thì phải biết tùy thời mà "Cương" và "Nhu". Nếu cứ khăng khăng như vậy tất nhiên phải chết thì chưa chắc Đại Nghiệp nhà Minh có thể lưu truyền nổi một ngày.
  Rõ ràng việc ứng xử phù hợp với môi trường hoàn cảnh hết sức quan trọng, nếu không phù hợp nhiều lúc còn mang đến tác hại như cái chết của Thái Tử nha Minh nữa.

Không chà đạp người thất thế

Đối nhân xử thế
Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý


Trên mặt đất vốn không có đường, chỉ vì nhiều người đi nên mới tạo thành con đường. Vậy người đầu tiên đi mở đường mới thật anh hùng. Họ đều nên "Vương" nên "Tướng", nhưng đừng nghĩ rằng họ đã đi một cách nhẹ nhàng và sung sướng. Phải biết rằng mỗi bước chân họ giẫm lên đều có những gai góc lẫn cỏ hoa “Vô Tội”. Nhưng nếu không bước tiếp, họ vĩnh viễn sẽ là những kẻ vô danh tiểu tốt. Muốn thành công họ phải không ngần ngại phá tan gai góc đồng thời sẽ vô tình giẫm lên những cỏ hoa “Vô Tội”.
Nghe ra câu nói này mang đậm tính chất tiêu cực nhưng thực tế đây chính là ý của Tào Tháo nói thẳng lòng mình : “Thà phụ người còn hơn để người phụ ta”. Tuy rằng đây là điều khó chấp nhận nhưng một khi thành công rồi thì chúng ta có còn tiếp tục đang tâm giẫm lên những cỏ hoa nhỏ bé đáng thương ấy nữa không ? Muốn vậy, Ta hãy rèn luyện một tính cách mà người quân tử xưa kia rất coi trọng : “Đừng chà đạp người thất thế”
  Hay câu ngạn ngữ :
Anh Hùng đánh người trên lưng ngựa chứ không đánh người ngã ngựa
Trong xã hội, có không ít loại người chỉ vì đạt mục đích của riêng mình mà mặc kệ sự sống chết của người khác. Những người này tuy không làm ảnh hưởng đến các bậc quân tử nhưng họ sẽ đạt được thành công nếu đó là một xã hội “không” lành mạnh. Và thường mọi việc trên thế gian này là vậy, những kẻ “Vô Lương Tâm” thường được đứng ở vị trí cao. Tuy đó là nhất thời nhưng chỉ cần như thế cũng đủ để gây hại đến biết bao người thất thế rồi. Còn những người lương thiện, coi chịu thiệt là số phận thì lại không thoát khỏi mệnh khổ, chỉ có thể âm thầm ngồi khóc trong bóng tối. Nếu họ càng khóc to hơn thì không chừng tai họa sẽ ập đến bởi đã làm “Kinh Động” đến sự yên tĩnh của “Người trên cao”. 
Nếu một người có tâm địa cao vọng thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc “Giẫm lên hoa cỏ”, ít hay nhiều còn tùy vào lương tâm và mục đích của họ mà thôi. 
  Cổ nhân có câu nói : 

Nhất Tướng công thành vạn cốt khô” 
  Chẳng phải chê người cầm quân mà chỉ nói lên sự thật “Đau lòng” trong thế giới loài người mà thôi. 
Hiện nay, với nền văn minh đã tiến bộ hơn trước, con người đã có sự bình đẳng, sự tự chủ, với những qui tắc pháp luật được đặt ra rất rõ ràng. Có muốn “Chà Đạp Hoa Cỏ” cũng không có cơ hội và sẽ bị xã hội lên án. Tuy nhiên, trong đời sống bình thường vẫn còn có những suy nghĩ : “Người mà quá mềm lòng sẽ đánh mất nhiều cơ hội”. Tuy mức độ của “Chà Đạp” có phạm vi nhỏ bé và chỉ liên quan đến sinh kế nhiều hơn là đại sự, nhưng nếu muốn con người được bình đẳng, thân thiện với nhau thì chúng ta phải phát huy được tư tưởng “Đừng nên Chà Đạp người thất thế”. 
  Ta không chà đạp người thì có ai dám chà đạp ta. Hơn nữa, những người mà được ta nâng đỡ khỏi sự “Chà Đạp” trước kia cũng sẽ đứng lên bênh vực, tạo cơ hội cho ta “Trừng Trị” đối phương và dễ dàng giúp ta thuận lợi tiến đến sự thành công.

Càng vun trồng tốt càng thu hoạch nhiều

Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý

Trong xã hội, có nhiều người tìm đủ mọi cách mong được cấp trên đề bạt họ hoặc mong được người khác giúp đỡ để thăng tiến  "Một bước lên mây". Tuy nhiên họ lại bỏ qua một điều cơ bản, đó là tự nâng cao năng lực, một yếu tố để cn người thăng tiến chân chính. Vì vậy, nếu sau này vì một lý do nào đó, cấp trên hoặc người giúp đỡ của họ không còn nữa thì họ sẽ lập tức ngã ngựa, không có cách cứu vãn.
Thông thường con người “Thích” nghe theo những người đã có địa vị, đã có cơ nghiệp lớn bởi vì muốn bắt chước, muốn thành đạt như họ. Suy nghĩ như vậy thật là lầm lẫn, bởi trong giao tiếp hay trong công việc họ đối xử cách khác, trong gia đình thì họ lại đối xử cách khác hơn. Cũng như đã nói ở những tiểu mục trước, con người ai cũng có mặt mạnh và mặt yếu, có cái tốt lẫn cái xấu. Vì vậy, bất cứ ta giao tiếp với ai, những người thành đạt hay những người thất bại thì cũng nên tuân theo nguyên tắc nhất định, đó là : “Sự Bình Đẳng”.
Nếu bạn còn đặt nặng vấn đề trên, dưới thì tự nghĩ lại xem : bạn có được cấp dưới thật lòng giúp đỡ, có thật sự bỏ tâm huyết vì bạn, đồng nghiệp có tôn trọng, mến phục bạn không ? Nếu đạt được những điều ấy thì trước sau gì  bạn cũng tiến đến thành công, nhưng bạn hài lòng với thành công ấy, thay đổi cách đối xử hoặc không "Vun trồng" cho những người đã từng giúp đỡ, ủng hộ mình thì sau này còn ai dám thân cận với bạn nữa.Ngược lại nếu người khác không muốn giúp bạn, họ lo sợ bạn nhờ vả, tìm cách từ chối thân cận, thì đây chính là lúc bạn xem lại cách đối nhân xử thế của bạn rồi đó.
Những người chỉ biết dựa vào quyền hành, địa vị của mình để ra lệnh, bắt người khác phải tuân theo làm việc thì không bao giờ có thể hiểu được Nghệ Thuật Đắc Nhân Tâm là gì, càng không bao giờ có thể tiến lên chức vụ cao một cách chân chính. 
Ỷ vào quyển hành để chèn ép NV
  Một người lãnh đạo thông minh luôn biết cách quan tâm đến cấp dưới, luôn nghĩ đến sức khỏe, gia cảnh, hạnh phúc của cấp dưới. Họ khiến cho cấp dưới dựa vào họ, kính yêu họ, thật lòng quan tâm đến sự nghiệp của họ và cảm thấy day dứt nếu như họ không giúp đỡ được cấp dưới thì mới là người biết sống cho người và cho chính mình. 
Người lãnh đạo thông minh luôn biết cách làm cho cấp dưới trung thành với mình
  Bạn hãy ghi nhớ nguyên tắc này :
“Muốn được người giúp đỡ thì trước tiên phải giúp đỡ người. Giúp đỡ càng nhiều người thì càng nhận được nhiều sự giúp đỡ.”

Đối kháng không bằng hợp tác

Đối nhân xử thế
 Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý


Đối kháng không bằng hợp tác
Ai cũng đều không thể là một hòn đảo độc lập, một tiểu vũ trụ trong suy nghĩ, nhưng đối với ứng xử trong xã hội thì không thể tách riêng ra được. "Một người muốn giành được thành công cần phải biết cách làm việc với người khác. Một người muốn theo đuổi mục tiêu lãnh đạo hay muốn đạt được những thành tựu kế hoạch thì sau lưng phải có một đội ngũ nhân viên làm việc có hiệu quả"
Giữa người và người thường có những lúc nãy sinh xung đột hay mâu thuẩn, vì vậy phải có những qui ước, những luật lệ thống nhất và bình đẳng, không nên để cho mẫu thuẩn ấy kéo dài đến mức không thể cùng nhau làm việc. Khi ấy mọi người sẽ trở nên đối kháng với nhau, càng làm cho ta thêm thất bại mà thôi. Thay vì tất cả cùng hợp tác vui vẻ làm việc với nhau, chắc chắn sẽ chẳng có trở ngại nào mà không vượt qua. Tuy nhiên việc hợp tác nên bắt đầu từ chính bản thân mình, tốt nhất là đề ra những mục tiêu như sau :

1. Bảo đảm sự công bằng của cá nhân và mọi người, không theo chủ nghĩa cực đoan. 

2. Phải tôn trọng tập thể hoặc để tập thể đứng ở vị trí chủ động. 

3. Hòa đồng trong công việc cùng với mọi người. Tìm những phẩm chất tích cực của họ để tạo sự thân thiện. không nhắm vào những tiêu cực của từng người mà chèn ép, áp đặt hay tự tôn cái tôi. 

4. Đối với mọi người nên bày tỏ sự gởi gắm, hy vọng. Đây là sự khích lệ mạnh mẽ, làm cho người được gởi gắm tăng thêm hăng say trong công việc. 

5. Giữ khiêm tốn, tôn trọng những thói quen riêng của mỗi người nếu như đó không làm tổn hại đến công việc. 

6. Chân thành và thẳng thắn trong giao tiếp, vui vẻ tiếp thu ý kiến của người khác. 

  • Một người muốn đạt được thành công lớn lao, ngoài năng lực bản thân, lòng say mê nhiệt tình còn phải thể hiện tính cách cao trọng của mình cho người khác tôn trọng. Nếu không có sự tôn trọng tất sẽ dẫn đến làm bừa, làm theo ý mình hoặc làm lấy có, không muốn hợp tác một cách thực lòng, khó dẫn đến thành công mà thất bại thì có thể thấy trước mắt.
  • Ngôn từ sắc xảo lạnh lùng như dao nhọn, hợp tác hời hợt, không tôn trọng cá tính riêng của từng người, đụng chạm quyền lợi và tình cảm của người khác, say mê theo cách làm kì quặt không phù hợp với mọi người đều là những nguyên nhân gây ra thất bại và sẽ không được mọi người tôn trọng.
"Sáng tạo và say mê làm việc là một đức tính quí nhưng nếu không đi đôi với nhân cách thì chỉ là ốc đảo đối kháng với tập thể chứ không thể hợp tác nổi trong bất cứ môi trường nào. "
  • Hợp tác không thể lấy mệnh lệnh ra để duy trì hay áp đặt. Nếu do bị áp đặt mà tạo nên sự sợ hãi hoặc uất ức, hoặc không hài lòng với lợi nhuận, không yên tâm về kinh tế thì sự hợp tác chỉ là tạm bợ. Nếu đã là tạm bợ thì sẽ không thể lâu bền và hết lòng cho công việc. Như thế sẽ ảnh hưởng rất quan trọng đến sự thành bại của công việc, bởi mọi người không thể phát huy hết tính cách sáng tạo trong sự hợp tác.
  Nắm được mấu chốt vấn đề của hợp tác. Coi trọng con người, tận dụng tài năng, đồng thời thừa nhận và khẳng định mỗi bước đi của họ, khẳng định một tương lai lợi nhuận mà con người nào cũng cần đến. Có như vậy người hợp tác mới thật sự yên tâm cống hiến hết sức lực của mình cho công việc của ta. 

    Đừng để rơi vào thất bại

    Đối nhân xử thế
    Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý


    "Thất bại" ít nhiều cũng làm cho tâm lý bị tổn thương
    Trong tiểu mục này chúng ta sẽ bàn về một khía cạnh tâm lý của thất bại. "Thất bại" tất nhiên tâm lý sẽ bị tổn hại rất nhiều, nếu nặng hơn sẽ biến con người trở nên mất ý chí, vứt bỏ cuộc đời v..v. Vì vậy, trước khi làm bất cứ việc gì, cách tốt nhất là phải phát huy trí tuệ đến mức cực độ, hoạch định kỹ lưỡng cho cuộc đời. Đừng bao giờ phải lâm vào tình trạng thất bại.
    Phàm là thất bại nhỏ sẽ không tính là thất bại, chỉ gọi là “Thất lợi” hay thất bại “Tạm thời”. Còn thất bại tuyệt đối hay thất bại sau cùng mới chính thức là “Thất Bại”, nhưng tuyệt đối không nên lấy Thất Bại” làm kết cục cho cuộc đời. 
    Lưu Bang, Lưu Tú, Lưu Bị, Lý Thế Dân, Chu Nguyên Chương hay Võ Tắc Thiên v..v.. tất cả những người này đã không chỉ một lần lâm vào tình cảnh tuyệt vọng, không lối thoát. Nhưng cuối cùng Họ vẫn thành công là vì bất luận như thế nào, chỉ cần còn một hơi thở là họ liền suy tính giảm bớt thất bại thành thất lợi. Do đó mà không bị thất bại tuyệt đối. Nếu hiểu được ý nghĩa của nó, khi không còn con đường nào khác là đành phải hứng chịu "Thất lợi" hay "Thất bại tạm thời" thì vẫn còn cơ hội để khắc phục. 
    Đối với thất bại tạm thời : Gia Cát Lượng có thể được coi là điển hình về phương diện này. Thất bại tạm thời tuy khó tránh khỏi nhưng nếu kiên trì, can đảm thường có thể làm cho thất bại giảm đi rất nhiều. Bí quyết kì diệu không bao giờ thất bại là do : 
    1. Phân tích toàn diện các tình hình cần đối mặt rồi phán đoán phương hướng. Sau đó lập thành kế hoạch rõ ràng và thực tế. 

    2. Đưa ra sách lược một cách quyết đoán và có tính mục đích cao. 

    3. Sẵn sàng đối mặt với thực tế, không để nhân tố tình cảm làm ảnh hưởng đến quyết định sách lược. Trên bãi cát thì không thể xây nhà lầu, ta phải hiểu và chấp nhận thực tế thì mới lập nên kế hoạch hoàn hảo. Không viễn tưởng, không quán triệt như thế ta mới đảm bảo sẽ thực hiện quyết sách và sách lược một cách có hệ thống, có cơ sở khách quan. 

    4. Nên cố gắng luyện tập theo tư tưởng “Cái khó ló cái khôn”. Phải có quyết tâm đem thất bại nhiều lần chuyển thành “Chiến thắng một lần”. Cổ nhân từng nói : “Thành Sự Tại Thiên, Mưu Sự Tại Nhân”. Nếu bạn không cố gắng thì không “Thiên” nào cho bạn thành sự được cả. 

    Đừng thành thật với kẻ tiểu nhân

     Đối nhân xử thế
    Những Cấm Kỵ Cần Chú Ý
    Phân biệt giữa Kẻ Tiểu Nhân và người quân tử
      Thành thật là một đức tính mà người muốn đạt tới Nghệ Thuật Đắc Nhân Tâm cần phải rèn luyện. Đó là sức mạnh tự nhiên khiến cho kẻ muốn “Manh Động” phải e dè, kẻ “Hung dữ” phải kính phục. Tuy nhiên đối với người có tính cách tiểu nhân thì ta không nên quá thành thật.

    • Kẻ tiểu nhân cũng có trí tuệ chẳng kém người quân tử nhưng “Thích” sử dụng thủ đoạn hơn là thẳng thắn đối phó. Họ vốn là người chuyên bới móc, truy tìm những khuyết điểm của người khác để làm lợi khí cho mình. Trong hành động lại sẵn sàng vì một chút ân oán nhỏ nhặt mà đối đáp bằng mọi giá. Đối phó với kẻ tiểu nhân không gì bằng giấu đi hết thực lực hay thói quen của mình. 
    Người giỏi xử thế tất nhiên phải có tài năng và giỏi đối phó với kẻ tiểu nhân. NhưQuách Tự Nghĩa bình định loạn An Lộc lập nên công lớn nhưng ông không hề cậy công lao mà kiêu căng. Để tránh sự đố kỵ của bọn tiểu nhân, Ông vẫn hành sự một cách cẩn thận. Một lần, trong triều có một vị quan thấp phẩm hơn ông đến thăm. Chỉ là một chuyện bình thường nhưng Ông đột nhiên cho hết tất cả các thị nữ lánh mặt vào trong. Phu nhân ngạc nhiên hỏi thì Quách Tự Nghĩa cho biết là vị quan này rất tiểu nhân, thân cao không quá năm thước, tướng mạo lại xấu xí nên rất kỵ người khác nói là mình xấu.Quách Tự Nghĩa lo lắng đám thị Nữ trong nhà nhìn không biết được “Yếu điểm” đó, chỉ bật cười một cái là tai vạ khó lường đến với mình. Vì thế Ông mới để hết tất cả vào trong. 
    Rõ ràng, Quách Tự Nghĩa đã rất hiểu tính cách của kẻ tiểu nhân này nên mới có những hành động chi li như thế. Chẳng ngờ sau này, vị quan đó đã thăng chức rất mau, cuối cùng bước lên địa vị Tể Tướng. Đương nhiên hắn tích cực thực hiện việc trả thù tất cả những ai đã làm ông ta Phật Ý trước kia. Người bị hại không biết là bao nhiêu, riêng chỉ có Quách Tự Nghĩa là được ông tôn trọng, không hề động đến Ông một sợi lông. Việc này phản ánh Quách Tự Nghĩa dùng biện pháp đối phó kẻ tiểu nhân vừa hoàn hảo vừa lão luyện, có suy tính sâu xa chứ không phải tự nhiên mà đạt được. 
      Đề phòng kẻ tiểu nhân đương nhiên là có lợi nhưng không vì thế mà sợ hãi. Bạn tự hào là người tài năng, thừa thực lực đánh đổ những kẻ tiểu nhân hay chăng ? Nếu như ta biết đề phòng thì càng thêm thông thoáng đầu óc, không phí công sức vào cuộc tranh đấu vô bổ. Một khi đã nắm được giới hạn hành vi không tốt của kẻ tiểu nhân thì ta dễ dàng nghĩ ra biện pháp để đề phòng, ngăn cản ngay từ trong trứng nước. Vì thế, đề phòng kẻ tiểu nhân ngấm ngầm phá hoại công sức, sự nghiệp của chúng ta là điều tốt nhất. 
    Đề phòng không có hại, chỉ có thêm lợi ích là không để kẻ tiểu nhân trở thành “Thù Địch” mà ngược lại biết đâu họ sẽ trở nên thân thiện hay nể phục ta hơn thì sao !!! Muốn được vậy, ta phải nắm được mấy điểm sau để phòng kẻ tiểu nhân : 
    1. Phân biệt được kẻ tiểu nhân, nắm được sở thích và kiêng kỵ của họ. 
    2. Lời nói và hành động phải kín đáo, có sự chuẩn bị, không tỏ ra lo sợ, cẩn thận đề phòng. 
    3. Vào thời điểm quan trọng phải sáng suốt, suy nghĩ chín chắn. Đừng để mắc lừa cái bẫy mà họ đã tính toán sẵn chờ chúng ta rơi vào. 
    phân biệt hay hiểu rõ 1 người trước khi đặt niềm tin vào họ

     
    | Visit catba | | Catba tour | | Catba Travel | | Halong Bay | | Halong Bay Boat | | Halong Bay One Day| | Halong Bay Travel| | Halong Tour| | Hanoi Hotel| | Hochiminh City| | Saigon Hotel| | Sapa Tour| | Sapa Tour| | Sapa Travel| | Vietnam Package Travel| | Vietnam Package Travel| | Vietnam Tour| | Vietnam Travel| | Vietnam Visa| | Visit Halong| | Visit Sapa| | Visit Vietnam|